Khoa Quốc tế Pháp ngữ

http://www.ifi.edu.vn


Chuyển đổi số trong Chính phủ điện tử: Mô hình nào phù hợp với Việt Nam?

Chuyển đổi số trong Chính phủ điện tử: Mô hình nào phù hợp với Việt Nam?
Mô hình ngang hàng được Chuyên gia đề xuất là cách tiếp cận phù hợp để xây dựng nền tảng của chính phủ số bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.

Theo TS Tạ Tuấn Anh, Công ty cổ phần Phát triển nguồn mở và Dịch vụ FDS, Việt Nam đang có thời cơ nhưng cũng là thách thức để xây dựng được một chính phủ số hiện đại bắt kịp thời đại công nghiệp 4.0.

TS Tạ Tuấn Anh, Công ty cổ phần Phát triển nguồn mở và Dịch vụ FDS, Việt Nam đang có thời cơ nhưng cũng là thách thức để xây dựng được một chính phủ số hiện đại bắt kịp thời đại công nghiệp 4.0.

Theo TS Tạ Tuấn Anh, Việt Nam đang có thời cơ nhưng cũng là thách thức để xây dựng được một chính phủ số hiện đại bắt kịp thời đại công nghiệp 4.0.

Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi phải có sự đổi mới toàn diện về tư duy so với cách làm truyền thống của chính phủ điện tử. Ngoài ra bằng nội lực, chúng ta cũng phải có khả năng sáng tạo công nghệ, tự làm chủ việc thiết kế và xây dựng các nền tảng dùng riêng cho Việt Nam. 

Công nghệ là yếu tố tiên quyết

Phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) đang là một nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược của đất nước. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong CPĐT ở Việt Nam mới chỉ đóng vai trò như là công cụ hỗ trợ hoạt động.

Do đó, TS. Tạ Tuấn Anh nhận định, với sự phát triển khoa học công nghệ hướng tới nền kinh tế số và hạ tầng công nghiệp 4.0, CNTT phải được xem như là nền tảng có thể làm thay đổi căn bản phương thức hoạt động, vận hành của Chính phủ.

"Quá trình xây dựng chính phủ điện tử ở nước ta đã được khởi động từ rất sớm bắt đầu bằng đề án IT 2000. Tuy nhiên cho đến nay chúng ta vẫn chưa thực sự xây dựng được một hệ thống chính phủ điện tử có tính tổng thể. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước còn rất rời rạc, hiệu quả thực tiễn mang lại còn rất nhỏ", TS. Tạ Tuấn Anh cho biết.

Để hướng tới xã hội thông minh, theo hướng tiếp cận là xây dựng chính phủ số với 3 yếu tố: chính sách, nghiệp vụ và công nghệ, ông Tuấn Anh cho biết cần xây dựng Chính phủ số ứng dụng cho doanh nghiệp, công dân, cơ quan nhà nước... “Công nghệ là cái không còn đi sau cùng mà đi ngay thời điểm xác định chiến lược ban đầu”, TS Tạ Tuấn Anh khẳng định.

Ví dụ với chính sách như giáo dục thông minh, y tế thông minh... nghiệp vụ sẽ tương ứng, theo đó công nghệ của chính phủ là dữ liệu. Theo đó, dữ liệu là công nghệ hạt nhân, làm chủ dữ liệu là làm chủ tương lai. 

Để làm được điều nói trên, cần đánh giá mức độ sẵn sàng theo 4 nhóm tiêu chí lớn: Thứ nhất, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo của toàn xã hội. 

Thứ hai, tăng cường sự tham gia và mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với khu vực công.

Thứ ba, tạo môi trường cạnh tranh để phát triển nền kinh tế. Thứ tư, phát triển hạ tầng và nguồn lực ICT đáp ứng trình độ công nghệ của kỉ nguyên số. Đây cũng chính là các tiêu chí cơ sở dùng để xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá về mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của một quốc gia.

Chiến lược chuyển đổi số quốc gia

Theo một đánh giá mới nhất năm 2018 của Accenture, 3 nước hiện nay đang có điểm đánh giá mức độ sẵn sàng chính phủ số cao nhất lần lượt là Singapore, Anh và Mỹ.

Hội thảo khoa học Truyền thông mới trong thời đại chuyển đổi sô sáng ngày 11/4.

Hội thảo khoa học Truyền thông mới trong thời đại chuyển đổi số sáng ngày 11/4.

Với Việt Nam liên quan đến 4 nhóm tiêu chí ở trên, năm 2018, Việt Nam đứng thứ 45 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, tương ứng thứ 4 khu vực ASEAN. Đồng thời, đứng thứ 88 về chỉ số phát triển chính phủ điện tử, tương ứng thứ 6 khu vực ASEAN và thứ 77 về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, thứ 7 khu vực ASEAN.

Như vậy, về sơ bộ Việt Nam đang xếp hạng ở mức trung bình của các nước trên thế giới, chưa nằm trong top 4 khu vực ASEAN về mức độ sẵn sàng chuyển đổi số. 

“Rất mừng, chiến lược chuyển đổi số quốc gia sẽ được cho ra đời trong tháng 8 tới. Tuy nhiên, chiến lược là vậy, còn thực hiện thế nào đòi hỏi sự nỗ lực lớn của hệ thống chính trị. Cần tư duy chiến lược thay vì tư duy chỉ ứng dụng công nghệ”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Đặc biệt, theo TS Tạ Tuấn Anh, đây là thời cơ để Việt Nam xây dựng một nền tảng hiện đại cho chính phủ số mà không phải bỏ chi phí để xây dựng hệ thống với các công nghệ cũ. Mặc dù là nước đứng đầu về chỉ số sẵn sàng chính phủ số, Singapore cũng mới ban hành sách trắng về chiến lược chính phủ số trong năm 2018. Do vậy nếu bắt đầu ngay từ bây giờ thì Việt Nam cũng sẽ không đi sau quá muộn so với thế giới.

Về mô hình xây dựng Chính phủ số, có 4 mô hình: Thứ nhất, mô hình xây dựng một nền tảng tập trung cho toàn bộ chính phủ. Thứ hai, mô hình dựa trên nguyên lý xây dựng ngang hàng. Thứ ba, mô hình xây dựng nền tảng hệ sinh thái. Thứ tư, mô hình xây dựng nền tảng dùng nguồn lực số đông.

Mô hình được TS. Tạ Tuấn Anh đề xuất là xây dựng nền tảng theo mô hình ngang hàng. "Mô hình ngang hàng sẽ phù hợp hơn với phương thức tổ chức quản lý chuyên môn theo ngành dọc của các bộ ngành", ông Tuấn Anh đánh giá và lưu ý cần tránh việc chia nhỏ nền tảng theo chiều ngang như cách tiếp cận làm ứng dụng hiện nay tại các địa phương.

Nguồn tin: enternews.vn