Khoa Quốc tế Pháp ngữ

http://www.ifi.edu.vn


Nông nghiệp thông minh: tiềm năng và hiện thực

Nông nghiệp thông minh: tiềm năng và hiện thực
Trong khuôn khổ Diễn đàn Franconomics 2021, sau phiên khai mạc thành công vào ngày 24/11 của diễn đàn với sự tham dự của nhiều đại diện các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học kết nối từ hơn 20 quốc gia, Hội thảo "Nông nghiệp thông minh: tiềm năng và hiện thực" do Viện Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN (IFI), Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) đồng tổ chức với sự bảo trợ của ĐHQGHN đã diễn ra vào ngày 25/11.

Phát biểu khai mạc hội thảo là Ông Chékou Oussouman, Trưởng Đại diện Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ông Paul Jansen, Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam - Chủ tịch Nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và Cơ quan Pháp ngữ tại Hà Nội.

1

Ông Chékou Oussouman, Trưởng Đại diện Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Trong bài phát biểu, ông Chékou Oussouman nhấn mạnh OIF gồm 88 thành viên trải rộng khắp 5 châu lục trong đó có nhiều nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp (trường hợp các nước thuộc Liên minh Châu Âu) và cũng là khu vực có nhu cầu về lương thực rất cao (trường hợp các nước Châu Phi). Nông nghiệp thông minh góp phần vào sự phát triển bền vững, giảm đói nghèo tuy nhiên việc tiếp cận và chuyển đổi số tạo ra nền nông nghiệp thông minh ở các nước là khác nhau. Hội thảo này là dịp để suy nghĩ và bàn thảo sâu hơn về việc kết nối Cộng đồng Pháp ngữ và các quốc gia thành viên về một nền nông nghiệp thông minh, thịnh vượng, tổng thể và bền vững. Các giải pháp của hội thảo này sẽ mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên liên quan.

2

Ông Paul Jansen, Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam

Đại sứ Vương quốc Bỉ đã nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số trong nền nông nghiệp nhằm tăng năng suất và đảm bảo an ninh lương thực. Việt Nam và Bỉ đã thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp từ nhiều năm nay, đặc biệt đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực này với các trường đại học Việt Nam (Đại học Huế, Đại học Cần Thơ...).

3

Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nông nghiệp thông minh đòi hỏi người nông dân phải nâng cao năng lực mới thích ứng được bối cảnh và người nông dân thực sự cần sự giúp đỡ trong việc tiếp cận nền nông nghiệp thông minh. Quan hệ hợp tác Nam-Nam, liên minh toàn cầu toàn khu vực trong lĩnh vực nông nghiệp là xu thế tất yếu hiện nay. Vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp thông minh đó là liệu nông nghiệp thông minh có giúp giảm chi phí sản xuất, logistic, chi phí đầu tư?…. Ai sẽ giúp người nông dân tiếp cận nông nghiệp thông minh? Nông nghiệp thông minh phải có tính kết nối và chia sẻ,

Hội thảo gồm 2 phiên thảo luận chuyên sâu về chủ đề “Xu hướng thông minh hóa nền nông nghiệp: những vấn đề chung” và “Kinh nghiệm quốc tế và doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp thông minh” với các diễn giả đến từ nhiều nước khác nhau như Pháp, Maroc, Tây Phi, Canada, Madagascar...

Chuyên đề 1 với chủ đề “Xu hướng thông minh hóa nền nông nghiệp: những vấn đề chung” với các tham luận về tiềm năng và thực tế của nông nghiêp thông minh cũng như nông nghiệp thông minh trước thực trạng biến đổi khí hậu và các trường hợp cụ thề là nông nghiệp thông minh tại Việt Nam và xu thế nông trại thông minh của thế giới và châu Phi trong thế kỉ 21.

Một số hình ảnh của Phiên thảo luận 1:

Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Phó Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam (PHANO), thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Nông nghiệp Pháp

Ông Kaloyan Kolev - Chuyên gia dự án, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ

6

 Ông Phạm Quang Hà - Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Hợp tác xã Nông nghiệp số

6 2

Ông Lê Quý Kha - Phó chủ tịch  Liên hiệp hợp tác kinh tế Việt Nam - Châu Phi (VAECA)

7

Ông Aminou Akadiri - Giám đốc điều hành Liên đoàn các Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Tây Phi, Giám đốc Khu vực tư nhân-ủy ban CEDEAO

Chuyên đề 2 với chủ đề “Kinh nghiệm quốc tế và doanh nghiệp trong phát triển nông nghiệp thông minh” thực sự thu hút người tham gia hội thảo với những tham luận chia sẻ kinh nghiệm thực tế về việc phát triển nông nghiệp thông minh tại các quốc gia khác nhau của các diễn giả: Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp thông minh ở Marốc; Tích hợp nông nghiệp thông minh vào thị trường quốc tế, Mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, Nông nghiệp thông minh – cơ hội tăng trưởng trong ngành cà phê ở châu Phi; Mô hình nông nghiệp hữu cơ thông minh

Một số hình ảnh của Không gian 2:

         Ông Salaheddine Lalaouinajih - Bí thư thứ nhất phụ trách về Kinh tế, Đại sứ quán Vương quốc Maroc tại Việt Nam

9

Ông Mai Huy Tân - Chủ tịch HĐQT Công ty Nhịp cầu Việt Đức

10

Ông Ismael Ndjewe Ndomba - Tổng thư ký, Hiệp hội Cà phê Robustra Châu Phi và Madagascar