Khoa Quốc tế Pháp ngữ

http://www.ifi.edu.vn


Hội thảo quốc tế: “Vai trò của hệ thống thông minh và đa phương tiện trong truyền thông số”

Hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), Đại học Quốc gia Hà Nội (1993-2023), ngày 20/9, IFI tổ chức Hội thảo quốc tế “Vai trò của hệ thống thông minh và đa phương tiện trong truyền thông số” với sự đồng hành của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES), Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Sự kiện nằm trong chuỗi hội thảo khoa học liên ngành DAAS (Diderot Advanced Academic Seminars) do IFI khởi xướng, được Đại học Quốc gia Hà Nội bảo trợ.

Làn sóng chuyển đổi số đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực, trong đó có truyền thông. Truyền thông số ra đời dựa trên việc sử dụng các công nghệ số được thể hiện qua các hệ thống thông minh và đa phương tiện như internet, phần mềm, ứng dụng di động, mạng xã hội và các công nghệ truyền thông khác để tạo ra, phân phối và quảng bá các thông tin, nội dung và sản phẩm. Từ đây, thói quen tiếp cận thông tin của công chúng cũng thay đổi. Theo đó, một loạt các phương tiện, hình thức truyền thông mới được hình thành theo chiến lược và tư duy truyền thông 4.0 nhằm phục vụ mục đích thích nghi và phát triển của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

Tư duy đổi mới, xã hội hóa trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm truyền thông cũng đang tạo ra diện mạo mới, đồng thời là những thách thức mới cho ngành truyền thông cũng như việc quản lý truyền thông ở Việt Nam và các quốc gia khác. Hoạt động truyền thông chuyên nghiệp cũng dần thay đổi sang giai đoạn phân mảnh quá trình “tập trung” của công chúng, chuyển dịch từ các kênh truyền thông đại chúng (như báo chí, truyền hình, phát thanh,...) sang các kênh truyền thông cá nhân. Với mục đích cập nhật, lan tỏa thông tin chính xác nhất đến đông đảo công chúng, kết nối với người dân và tiếp cận những đối tượng mục tiêu khác, việc ứng dụng các hệ thống thông minh và đa phương tiện nhằm sáng tạo nội dung số mới mẻ, hấp dẫn trên các nền tảng truyền thông số trở ưu tiên hàng đầu trong chiến lược truyền thông của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Thực tế hiện nay cho thấy mỗi cá nhân đều có cơ hội trở thành một "nhà sản xuất nội dung", trực tiếp đăng tải trên các nền tảng số. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm thuận lợi thì tồn tại không ít thách thức như tin giả, tin chưa được kiểm chứng, bảo mật thông tin cá nhân, vấn đề bản quyền… Điều này đã phần nào tạo ra những làn sóng tiêu cực trong dư luận, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Bởi vậy, người làm truyền thông chuyên nghiệp và quản lý truyền thông trong bối cảnh hiện nay cần có nhận thức về các tư duy số, ý thức số trong nghiệp vụ quản trị truyền thông số để bắt kịp các hành vi số mới của xã hội.

Hội thảo quốc tế “Vai trò của hệ thống thông minh và đa phương tiện trong truyền thông số” có sự tham dự của các diễn giả chính đều là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu, cán bộ giảng viên trong lĩnh vực truyền thông trong nước và quốc tế trình bày, chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm và chuyên môn học thuật về chủ đề này.  

Hội thảo hướng đến các mục tiêu:

  • Làm rõ khái niệm hệ thống thông minh và đa phương tiện, truyền thông số;
  • Tìm hiểu bối cảnh xu thế truyền thông số, truyền thông đa phương tiện hiện nay, từ đó làm rõ mối quan hệ giữa hệ thống thông minh, đa phương tiện và truyền thông số;
  • Nghiên cứu và phân tích các ứng dụng hiện có của hệ thống thông minh và đa phương tiện trong truyền thông số, bao gồm cả các ứng dụng trong truyền thông xã hội, quảng cáo, marketing và phân phối nội dung;
  • Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những bài toán mới của truyền thông trong kỷ nguyên số thông qua những ví dụ, bài học về việc ứng dụng hệ thống thông minh và đa phương tiện cũng như công tác sáng tạo nội dung số và truyền thông số;
  • Đề xuất các giải pháp mới và sáng tạo cho công tác sử dụng các hệ thống thông minh và đa phương tiện trong truyền thông số, bao gồm cả các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), khai thác dữ liệu, học sâu, thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR);
  • Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đạo đức và trách nhiệm xã hội của việc sử dụng hệ thống thông minh và đa phương tiện trong truyền thông số, bao gồm các vấn đề về quyền riêng tư, ảnh hưởng đến tâm lý và phân biệt đối xử;
  • Chỉ ra vai trò của nhà nước và các bên liên quan, đưa ra các khuyến nghị, đề xuất trong việc đẩy mạnh truyền thông “sạch”, ứng dụng hệ thống thông minh và đa phương tiện trong truyền thông số.

Thông tin Hội thảo

  • Thời gian: 14:00-17:00, Thứ Tư, ngày 20/9/2023
  • Địa điểm: Hội trường tầng 1, nhà E5, Khoa Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hình thức: Kết hợp trực tiếp và trực tuyến qua Zoom
  • Ngôn ngữ: Pháp, Việt

Đăng ký tham dự tại đây.

Chương trình (dự kiến):

Thời gian Nội dung
13h30-14h00 Đón tiếp đại biểu
14h00-14h05 Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu 
14h05-14h15 Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu 
14h05-14h15 Phát biểu khai mạc của ông Phùng Danh Thắng, Chủ nhiệm khoa Quốc tế Pháp ngữ, trưởng Ban tổ chức 
14h15-15h30 Phiên tham luận
14h15-14h30 Xu thế truyền thông số và định hướng phát triển truyền thông số tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
- Ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (DTSI) 
14h30-14h45

Tham luận về đào tạo nguồn nhân lực trong truyền thông số

- Ông Samy Ben Amor, Phó giám đốc UFR Ingémédia và Giám đốc chương trình đào tạo Thạc sĩ Truyền thông Thông tin - chuyên ngành nhân loại số, kinh tế tri thức và khoa học dữ liệu

14h45-15h00

Phát triển truyền thông số “sạch” trong bối cảnh hiện nay: Bài học và kinh nghiệm tại Việt Nam

- Bà Đào Mai Trang, Nhà báo, Ban Nhân Dân cuối tuần, Báo Nhân Dân

15h00-15h15

Ứng dụng công nghệ mới trong truyền thông: từ góc nhìn của France 24

- Đại diện France 24

15h15-15h30

Niềm tin số và cách PR lấy lại niềm tin số

- Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn truyền thông LeBros Group

15h30-15h45

Truyền thông số và những kỹ năng thực tiễn áp dụng

- Ông Adama Mallé, Phụ trách truyền thông số, Tập đoàn HER Enr (CH Pháp)

15h45-16h00 Nghỉ giải lao - Tea break
16h00-17h00

Phiên thảo luận

Điều phối chương trình: Bà Triệu Nguyễn Huyền Trang, Giảng viên khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao

17h00-17h15 Hỏi đáp - Q&A 
17h15-17h30 Kết luận - Bế mạc 

 

--------------------------------------

LIÊN HỆ

Ms. Trang Huỳnh Như

Phòng Truyền thông và Tuyển sinh (IFI-COM)

Khoa Quốc tế Pháp ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: Phòng 108, nhà E5, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0243 745 0173; Di động: 0886 7777 14

Email: thnhu@vnu.edu.vn