(Vietnam.vnanet.vn) Hợp tác Việt Nam-Pháp phát triển ngành công nghiệp sáng tạo

Thứ hai - 19/09/2022 10:48

(Vietnam.vnanet.vn) Hợp tác Việt Nam-Pháp phát triển ngành công nghiệp sáng tạo

Ngày 11/8/2022, Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế “Công nghiệp sáng tạo: quá khứ, hiện tại và tương lai”.

 

Hội thảo quốc tế “Công nghiệp sáng tạo: quá khứ, hiện tại và tương lai được phiên dịch song song 3 ngôn ngữ: Anh-Pháp- Việt với nhiều chủ đề kiến nghị đưa ngành công nghiệp sáng tạo Việt Nam trở thành điểm sáng trên bản đồ thế giới
Hội thảo quốc tế “Công nghiệp sáng tạo: quá khứ, hiện tại và tương lai được phiên dịch song song 3 ngôn ngữ: Anh-Pháp- Việt với nhiều chủ đề kiến nghị đưa ngành công nghiệp sáng tạo Việt Nam trở thành điểm sáng trên bản đồ thế giới
Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN phát biểu khai mạc Hội thảo
Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN phát biểu khai mạc Hội thảo
  

Hội thảo có sự đồng hành của trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (NUAE); Viện Pháp tại Hà Nội (IFV), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV Hà Nội); CLB Nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (VSL); Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES). Với sự tham gia của nhiều diễn giả nổi tiếng trong ngành văn hóa sáng tạo như: ông Thierry Vergon, Tùy viên văn hóa Đại sứ quán Pháp, Giám đốc Viện Pháp tại Hà Nội; ông David Lapetina, Giám đốc điều hành Tibco Việt Nam; bà Emma Duester, Giảng viên trường RMIT Việt Nam; ông Ribio Nzeza Bunketi Buse, Trưởng khoa văn hóa trường Đại học Senghor; ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp Ngữ, ĐHQGHN, cùng nhiều chuyên gia văn hóa truyền thông của Việt Nam.

Hội thảo “Công nghiệp sáng tạo: quá khứ, hiện tại và tương lai” là một không gian trao đổi, phân tích những khía cạnh liên quan đến ngành công nghiệp sáng tạo; kinh nghiệm phát triển công nghiệp sáng tạo của Việt Nam và quốc tế; cơ hội hợp tác và quản lý công nghiệp sáng tạo;...Từ đây Việt Nam cũng hướng đến phát triển ngành công nghiệp sáng tạo đưa ngành này thành điểm sáng của Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Hiện nay, các hoạt động sáng tạo là một trong những yếu tố quyết định sự tăng trưởng và bứt phá của nền kinh tế mỗi quốc gia. Phát triển nền kinh tế sáng tạo sẽ là một giải pháp hợp lý với kinh tế toàn cầu. Mà trong đó, công nghiệp sáng tạo là trái tim của nền kinh tế sáng tạo. Bởi vậy, những năm gần đây, các quốc gia đều có định hướng khai thác những thế mạnh tiềm năng của ngành công nghiệp sáng tạo.

Ông Thierry Vergon, Tùy viên văn hóa Đại sứ quán Pháp, Giám đốc Viện Pháp tại Hà Nội chia sẻ về những dự án phát triển văn hóa, không gian sáng tạo mà Viện Pháp đang triển khai như các chương trình về văn hóa thị giác, triển lãm nhiếp ảnh, điện ảnh, mỹ thuật,... nhằm đưa văn hóa, nghệ thuật sáng tạo đến gần hơn với công chúng Việt Nam. Từ những dự án bảo tồn di sản định hướng phát triển văn hóa luôn song hành cùng gìn giữ và đổi mới thông qua các hoạt động văn hóa để đưa hình ảnh về Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Ông David Lapetina, Giám đốc điều hành Tibco Việt Nam với những chia sẻ về thúc đẩy ngành công nghiệp sáng tạo tại Việt Nam thông qua văn hóa phần mềm, trí tuệ nhân tạo và công nghệ thông tin. Đây là những lĩnh vực của thời đại công nghệ số đang phát triển như vũ bão trên thế giới. Làm thế nào để Việt Nam có nhiều dự án sáng tạo về phần mềm để phục vụ cho cuộc sống là lĩnh vực mà ông David Lapetina luôn tâm huyết nghiên cứu.

Các diễn giả của chương trình như chuyên gia Emma Duester, ông Ribio Nzeza Bunketi Buse, ông Nguyễn Đình Thành, ông Phạm Phương Linh, ông Nguyễn Hoàng Tùng,... cũng đã có buổi thảo luận sôi nổi với công chúng về các chủ đề của công nghiệp sáng tạo như: Thiết kế đồ họa mang bản sắc quốc gia, truyền thông tích hợp trong văn hóa, thể loại kịch câm trong văn hóa sáng tạo, thiết kế trong phát triển văn hóa..cũng như đưa ra những kiến nghị, giải pháp để các sản phẩm văn hóa có chỗ đứng trên thị trường và được công chúng tiếp nhận./.

Nguồn tin: vietnam.vnanet.vn


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Mã chống spam   

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

global fanpage
VNU
global fanpage