Thông báo tuyển sinh chương trình đào tạo thạc sĩ CNTT chuyên ngành Hệ Thống Thông Minh và Đa Phương Tiện khóa 24 (2020-2022)

Thứ ba - 18/02/2020 10:35
Thông báo tuyển sinh chương trình đào tạo thạc sĩ CNTT chuyên ngành Hệ Thống Thông Minh và Đa Phương Tiện khóa 24 (2020-2022)

Viện Quốc tế Pháp ngữ trân trọng thông báo tuyển sinh và học bổng chương trình đào tạo thạc sĩ CNTT liên kết quốc tế cấp hai bằng: Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học la Rochelle (Cộng hòa Pháp)

I.THÔNG TIN CHUNG

1. Giới thiệu chương trình:

Chương trình thạc sĩ chuyên ngành Hệ thống thông minh và đa phương tiện của Viện Quốc tế Pháp ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là một hướng đi mới kết hợp kiến thức đúc kết từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau trong công nghệ thông tin (mô hình hóa và mô phỏng, trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu, tương tác người máy, công nghệ phần mềm v.v.). Chương trình nhằm mục đích thiết kế và xây dựng các hệ thống thông minh hỗ trợ quyết định trên cơ sở khai thác thông tin đa phương tiện. Chương trình đào tạo hướng tới nâng cao tiềm lực khoa học, tri thức và tầm nhìn của học viên để dẫn dắt và làm chủ những đổi mới không ngừng của khoa học và công nghệ đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

2. Lợi thế của chương trình

  • Chuyên ngành Hệ thống thông minh và đa phương tiện đem lại kiến thức và kỹ năng vượt trội, phù hợp với xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0.
  • Cấp hai bằng: Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học La Rochelle (Cộng hòa Pháp).
  • Nhiều cơ hội việc làm ngay khi tốt nghiệp tại các doanh nghiệp CNTT lớn trong và ngoài nước, các trường đại học, các viện nghiên cứu uy tín trên toàn cầu.
  • Chương trình liên kết quốc tế theo chuẩn Châu Âu được công nhận trên toàn thế giới 100% giảng dạy bằng tiếng Pháp và là chương trình Thạc sĩ CNTT đầu tiên tại Việt Nam được trao danh hiệu “Chương trình đào tạo quốc tế” của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF).
  • 25 năm truyền thống đào tạo (từ năm 1995) với hơn 600 học viên tốt nghiệp, trong đó trên 50% tiếp tục theo học bậc tiến sĩ tại các quốc gia phát triển.
  • Môi trường tương tác quốc tế hóa: học tập và làm việc với giảng viên và học viên quốc tế, nhiều cơ hội thực tập, làm việc hoặc làm nghiên cứu sinh nước ngoài và dễ dàng thích nghi với môi trường quốc tế.

3.Chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy của chương trình là 85 tín chỉ Việt Nam (tương đương 123 ECTS Hệ Châu Âu), bao gồm 02 năm học với 04 học kỳ:

  • Năm 1 (Master 1): rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học và nghiên cứu các kiến thức nâng cao làm nền tảng cho năm học chuyên ngành Master 2;
  • Năm 2 (Master 2): nghiên cứu các kiến thức chuyên ngành và thực hiện khóa thực tập tốt nghiệp (5-6 tháng). Kết thúc thực tập, học viên sẽ viết và bảo vệ luận văn.

Chi tiết chương trình đào tạo xem tại đây.

  • Địa điểm đào tạo: 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

II.THÔNG TIN TUYỂN SINH

1.Quy mô tuyển sinh: 30 học viên/lớp/khóa; 01 khóa /năm

2.Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển (bao gồm xét hồ sơ và phỏng vấn)

3.Lịch trình tuyển sinh:

STT

Nội dung

Đợt 1

1

 

 

Nhận hồ sơ và sơ duyệt

 

 

23/11 - 15/12/2020

Nộp hồ sơ: bản cứng và qua email đồng thời đăng ký qua cổng thông tin tuyển sinh SĐH của ĐHQGHN đến 17h ngày 15/12/2020

 

2

Tổ chức phỏng vấn (dự kiến)

15-22/12/2020

 3

Nhập học

01/2020

  • Xét tuyển đến khi đủ chỉ tiêu

4.Điều kiện dự tuyển

4.1.Về văn bằng:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ thông tin (CNTT) hoặc ngành phù hợp với ngành CNTT.
  • Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành gần với ngành CNTT đã học bổ sung kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành CNTT.

Danh mục ngành phù hợp:

Tên ngành

Mã số

Khoa học máy tính

7480101

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

7480102

Kỹ thuật phần mềm

7480103

Hệ thống thông tin

7480104

Danh mục ngành gần:

Tên ngành

Mã số

Sư phạm Tin học

7140210

Sư phạm kỹ thuật công nghiệp (chuyên ngành Cơ sở toán cho tin học)

7140214

Hệ thống thông tin quản lý

7340405

Kỹ thuật máy tính

7480106

Công nghệ kỹ thuật máy tính

7480108

Khoa học tính toán

7460107

Toán học

7460101

Toán tin

7460117

Công nghệ kỹ thuật cơ - điện tử

7510203

Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

7510301

Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông

7510302

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

7510303

Kỹ thuật điện tử - viễn thông

7520207

  • Các học phần bổ sung kiến thức (13 tín chỉ):

1 Toán rời rạc (4 tín chỉ)                     2 Lập trình nâng cao (3 tín chỉ)

3 Cơ sở dữ liệu (3 tín chỉ)                 4 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (3 tín chỉ)

(Thí sinh đăng ký học bổ sung kiến thức tại trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN theo lịch đào tạo tháng 3 và tháng 8 hàng năm).

4.2.Về tiếng Pháp: đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

  • Có trình độ tiếng Pháp bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc B2 theo Khung tham chiếu châu Âu hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương (TCF 400) còn giá trị;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học thạc sĩ tiến sĩ của trường đại học nước ngoài mà ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Pháp được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ tiếng Pháp
  • Là công dân của nước có ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp

5.Quy trình xét tuyển

5.1.Các bước xét tuyển:

  • Sơ tuyển:  Xét hồ sơ
  • Phỏng vấn tuyển sinh
  • Lịch phỏng vấn được sắp xếp và thông báo đến thí sinh chậm nhất 1 tuần trước khi thực hiện phỏng vấn.
  • Thời gian phỏng vấn: 15-20 phút
  • Ngôn ngữ phỏng vấn: Tiếng Pháp
  • Hình thức phỏng vấn: Đối với thí sinh tại Việt Nam: phỏng vấn trực tiếp tại Viện Quốc tế Pháp ngữ Đối với thí sinh ở tỉnh hoặc nước ngoài: phỏng vấn qua skype hoặc điện thoại
  • Các tiêu chí đánh giá: Năng lực học tập; Năng lực ngoại ngữ; Nhận thức trình độ hiểu biết của th sinh về các vấn đề thuộc hoặc liên quan tới chuyên ngành; Mục đích động cơ nhu cầu học tập khả năng giao tiếp hiểu và diễn đạt vấn đề theo yêu cầu (thông qua phỏng vấn); ý kiến đánh giá và ủng hộ trong thư giới thiệu.

5.3.Xét trúng tuyển:

  • Hồ sơ đầy đủ đúng yêu cầu;
  • Được Hội đồng tuyển sinh đánh giá có đủ năng lực theo học chương trình Điểm tối thiểu để được xét tuyển: 50/100 điểm
  • Sau khi đạt trình độ tiếng Pháp B2 thí sinh được đề nghị chính thức công nhận học viên

III.HỒ SƠ DỰ TUYỂN

  • Hồ sơ dự tuyển gồm:

Với thí sinh Việt Nam:

1. Đơn đăng ký dự tuyển điền đầy đủ thông tin và dán ảnh (theo mẫu đăng ký trên cổng tuyển sinh online);

2. Sơ yếu lý lịch theo mẫu (có xác nhận chưa quá 6 tháng của cơ quan công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú);

3. Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học (bản sao có công chứng hợp lệ);

4. Minh chứng về trình độ tiếng Pháp (bản sao có công chứng hợp lệ);

5. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của một bệnh viện đa khoa cấp chưa quá 06 tháng;

6. Ba (03) ảnh 3 × 4 (viết rõ ràng, đầy đủ họ tên, ngày sinh ở mặt sau của ảnh);

7. Ba (03) phong bì (ghi rõ ràng tên, địa chỉ người nhận). Các giấy tờ khác (nếu có):

  • Chứng nhận hoàn thành các học phần bổ sung kiến thức (đối với thí sinh tốt nghiệp đại học ngành gần) (bản sao có công chứng hợp lệ);
  • Thư giới thiệu (khuyến khích thí sinh nộp để được cộng điểm xét tuyển);
  • Xác nhận văn bằng của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với các văn bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp);
  • Bản sao có xác nhận hoặc chứng thực các tài liệu, chứng chỉ về chuyên môn, thành tích nghiên cứu;
  • Các trường hợp thuộc đối tượng cơ quan cử đi học, phải nộp đầy đủ quyết định cử đi học (hoặc công văn cử đi dự thi) của cơ quan cùng bản sao quyết định tuyển dụng, tiếp nhận hoặc bổ nhiệm (có công chứng hợp lệ).

Với thí sinh quốc tế:

1 Đơn đăng ký dự tuyển điền đầy đủ thông tin và dán ảnh (theo mẫu đăng ký trên cổng tuyển sinh online);

2 Sơ yếu lý lịch (bằng tiếng Pháp);

3. Bản sao công chứng bản chính của bằng tốt nghiệp đại học (bằng tiếng Pháp và tiếng Anh);

4. Bản sao công chứng bảng điểm gốc của năm học (bằng tiếng Pháp và tiếng Anh);
5. Thư giới thiệu từ giáo sư hoặc chuyên gia CNTT (bằng tiếng Anh);

6. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp bởi các dịch vụ y tế có thẩm quyền của quốc gia nơi ứng viên cư trú dưới sáu tháng trước khi gửi hồ sơ (với bản dịch được chứng thực bằng tiếng Anh); tài liệu này phải đảm bảo rằng thí sinh không bị các bệnh truyền nhiễm hoặc bẩm sinh;

7. Bản sao hộ chiếu hợp lệ trong ít nhất 30 tháng;

8. Bốn ảnh 3x4 cm (chụp trong vòng sáu tháng);

9. Bằng chứng về nguồn tài chính đủ để trang trải chi phí lưu trú tại Việt Nam, ví   dụ một trong các tài liệu sau đây, bắt buộc bằng tiếng Anh:

  • Sao kê tài khoản ngân hàng đứng tên ứng viên được ngân hàng chứng nhận với số dư tối thiểu 3600 USD hoặc tương đương

  • Thư của người bảo lãnh hoặc tổ chức tài trợ, với các bản sao chứng minh thư nhân dân và sao kê tài khoản ngân hàng cho thấy số dư ít nhất 3600 USD hoặc tương đương

  • Tài khoản ngân hàng tại Việt Nam đứng tên ứng viên, với số dư tối thiểu 3600 USD hoặc tương đương

  • Bằng chứng về khoản vay sinh viên do ngân hàng cấp,

  • Tất cả các bằng chứng pháp lý khác được chấp nhận.

* Các khoản tiền được hiển thị trong báo cáo phải bằng USD hoặc được chuyển đổi sang USD.

2.Hình thức nhận hồ sơ

  • Bước 1: Đăng ký hồ sơ online trên cổng tuyển sinh của ĐHQGHN:

  Với học viên Việt Nam đăng ký tại đây.

Với học viên Quốc tế đăng ký tại đây.

  • Bước 2 (với học viên quốc tế): Nộp bản scan hồ sơ qua email tại địa chỉ:

etudes@ifi.edu.vn / etudes.ifi@gmail.com. Hồ sơ gốc nộp khi đến Việt Nam

  • Bước 2 (với học viên Việt Nam): Nộp hồ sơ trực tiếp tại Viện (trong giờ hành chính) hoặc qua đường bưu điện
  • Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:

Trung tâm Quản lý Đào tạo và Bồi dưỡng, Viện Quốc tế Pháp ngữ

Tầng 2, nhà C3, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024 3754 9505. Hotline: 089 959 8899

IV.KINH PHÍ ĐÀO TẠO VÀ HỌC BỔNG

1. Học phí

Học phí (khóa 25): 85.000.000 đồng/2 năm.

Mức học phí này chỉ bằng 50% học phí đầy đủ (170.000.000 đồng); 50% học phí còn lại được các bên hỗ trợ. 

2.Các chương trình học bổng tại Viện

  • Học bổng tiếng Pháp (dành cho học viên Việt Nam): trị giá 10.000.000 đồng nhằm hỗ trợ học viên Việt Nam đạt trình độ tiếng Pháp theo yêu cầu nhận khi nhập học chính thức
  • Học bổng TIBCO: Tổng giá trị học bổng mỗi khóa trị giá 170.000.000 vnđ dành cho các học viên xuất sắc nhất. Ứng viên đạt học bổng sau khi tốt nghiệp chương trình được ưu tiên thực tập và làm việc tại TIBCO Software, công ty hàng đầu của Mỹ trong cung cấp các giải pháp tích hợp, phân tích và xử lý dữ liệu doanh nghiệp.

  • Học bổng La Francophonie (dành cho học viên quốc tế): học viên được nhận học bổng hỗ trợ kinh phí nhà ở tại KTX ĐHQGHN và hỗ trợ một phần chi phí sinh hoạt trong vòng 16 tháng.

V.THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trung tâm Quản lý Đào tạo và Bồi dưỡng

Viện Quốc tế Pháp ngữ, Tầng 2 nhà C3 số 144 Xuân Thủy Cầu Giấy Hà Nội

Điện thoại: +84 24.37549505

Hotline: +84 89 959 8899

Email: etudes@ifi.edu.vn / etudes.ifi@gmail.com

Website: www.ifi.vnu.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/IFI.VNU


 
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Mã chống spam   

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

global fanpage
VNU
global fanpage