DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ FRANCONOMICS THÁNG 10: Từ khởi nghiệp đến khởi nghiệp thông minh

Thứ năm - 03/09/2020 09:46

Franconomics là Diễn đàn quốc tế thường niên do Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) tổ chức, được Đại học Quốc gia Hà Nội bảo trợ. Đặc biệt, cùng với sự tham gia của các quốc gia thuộc Cộng đồng Pháp ngữ (gồm 88 nước thành viên và quan sát viên), Franconomics là không gian đối thoại quốc tế đa ngành về lý luận và thực tiễn trong các chủ đề mang tính thời sự kinh tế – xã hội; là nơi giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các đơn vị trong nước và Quốc tế, và là cơ hội kết nối giữa Trường Đại học, Doanh nghiệp, Địa phương; giữa các nhà khoa học, doanh nhân, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước.

2020 09 15 Vi

GIỚI THIỆU CHUNG

Franconomics 2019 “Công nghệ số cho sự phát triển kinh tế-xã hội thông minh” đã được tổ chức thành công tại Hà Nội và Hưng Yên với sự tham dự của đại biểu đến từ 25 quốc gia. Xem thông tin tại đây

Franconomics - 2020 do Bộ Ngoại giao, IFI và OIF (Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ) đồng tổ chức với chủ đề “Từ khởi nghiệp đến khởi nghiệp thông minh”. Ngoài sự kiện chính với 21 không gian kết nối, Franconomics - 2020 còn bao gồm Hội thảo quốc tế "Du lịch thông minh" và các hoạt động khác như:

1. Liên hoan hát quốc ca dành cho sinh viên quốc tế các trường đại học tại Hà Nội lần thứ II.

2. Sự kiện kết nối vốn cho các dự án khởi nghiệp.

Thay đổi hình thức tổ chức Diễn đàn quốc tế Franconomics 2020

Hướng dẫn tham gia trực tuyến

MỜI THAM DỰ 

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một xu thế mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không đơn thuần là việc tạo ra một doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm hay dịch vụ mới, mà còn là sự tổ chức và thực hiện hoạt động của doanh nghiệp một cách thông minh. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, vì thế, đồng nghĩa với khởi nghiệp thông minh. Khởi nghiệp thông minh mang lại hiệu quả kinh tế cao, rủi ro thấp dựa trên sự vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kết hợp với những phương thức quản lý hiện đại. Trong thời đại hiện nay, khởi nghiệp thông minh mang tính liên ngành cao và gắn liền với quá trình chuyển đổi số nói riêng với sự áp dụng các công nghệ mới nói chung.

Để góp phần khảo sát các lý thuyết, các xu thế và những vấn đề kỹ thuật của khởi nghiệp thông minh, cũng như chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp thông minh trong các lĩnh vực khác nhau, Bộ Ngoại giao, IFI và OIF phối hợp với Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), Viện Phát triển Doanh nghiệp (EDF-VCCI), Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia,Tập đoàn TIBCO tổ chức Diễn đàn quốc tế Franconomics 2020. Ngay sau phiên chính với chủ đề Khởi nghiệp thông minh là Hội thảo Quốc tế về Du lịch thông minh, bàn bạc xoay quanh ý nghĩa "Thông minh" trong lĩnh vực Du lịch. Ngoài "thông minh" nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, du lịch thông minh cần được hiểu và xem xét từ mọi khía cạnh khác nhau: từ quản trị, thực phẩm, môi trường, giáo dục, văn hóa... hướng tới phát triển bền vững.

Ban tổ chức trân trọng kính mời các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà doanh nhân, nhà đầu tư, những nhà khởi nghiệp tham dự và chia sẻ những kinh nghiệm của mình. Là một sự kiện miễn phí, Diễn đàn sẽ được tổ chức dưới hình thức trực tiếp tại hội trường và trực tuyến.

 

CÁC KHÔNG GIAN KẾT NỐI

Sau chương trình khai mạc, Franconomics - 2020 được chia ra 5 nhóm thảo luận song song với 21 không gian kết nối theo lĩnh vực. Xin mời nhấp chuột vào các ô dưới đây để tham gia.

Hướng dẫn tham gia trực tuyến

CD (1) CD (6)

CD (2)

CD (3)

CD (7)

CD (8)

CD (4)

CD (5)

CD (9)

CD (10)

CD (11) CD (16)

CD (12)

CD (13)

CD (17)

CD (18)

CD (14)

CD (15)

CD (19)

CD (20)

   

CD (21)

CD (22)CD (23)

CD (24)CD (25)

CD (26)

 

 

dangkyngay


HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ KHÁCH MỜI

1.   Ông Đàm Quang Thắng, Cố vấn cao cấp Ban Khởi nghiệp Quốc gia (Việt Nam)

2.   Ông Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông (Việt Nam)

3.   Ông Michel Mouyssinat, Nguyên Giám đốc Vườn ươm Vùng Aquitaine, Nguyên Viện trưởng IFI (Cộng hòa Pháp)

4.   Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ, Trưởng ban tổ chức (Việt Nam)

5.   Bà Ngô Minh Thủy, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Việt Nam)

6.   Ông Pierre Bonnet, Đồng sáng lập Orchestra Networks Việt Nam (Cộng hòa Pháp)

7.   Ông François Ekoko, Điều phối viên khu vực Châu Phi, Văn phòng Hợp tác Nam-Nam thuộc Liên hợp quốc

8.   Ông Mohamed H'Midouche, Giám đốc điều hành, Tập đoàn INTER AFRICA CAPITAL (Maroc)

9.   Ông Aminou Akadiri, Giám đốc điều hành liên đoàn các văn phòng thương mại và công nghiệp Tây Phi - Giám đốc Khu vực tư nhân, Ủy ban CEDEAO 

10. Ông Ahmadou Aly Mbaye, Hiệu trưởng Đại học Cheikh Anta Diop - Dakar (Sénégal) 

Khách mời

Đại diện các tổ chức quốc tế và đại sứ quán tại Việt Nam

Chekou Oussouman
Ông Chékou Oussouman
Trưởng Đại diện OIF
Khu vực châu Á – TBD

 
AUF GD
Ông Jean-Marc Lavest
Giám đốc khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương
Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF)
Ouidad Tebbaa
Bà Ouidad Tebbaa
Giám đốc khu vực Tây Phi
Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF)

 
Dai su Bi Paul Jansen
Ông Paul Jansen​
Đại sứ Vương quốc Bỉ
tại Việt Nam - Chủ tịch Nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và Cơ quan
Pháp ngữ tại Hà Nội
Dai su Phap
Ông Nicolas Warnery​
Đại sứ Cộng hòa Pháp
tại Việt Nam


 
DS maroc jpg
Ông Jamale Chouaibi
Đại sứ Vương quốc Ma-rốc
tại Việt Nam


 
Ông Đồng Thế Quang Vụ trưởng Vụ Pháp ngữ Kinh tế và Số 1
Ông Đồng Thế Quang
Phụ trách chương trình
Vụ Pháp ngữ Kinh tế và Số, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF)
Albert G Zeufack the World Bank&rgb(0, 3, 9);s Chief Economist for Africa Cameroonian 1
Ông Albert G. Zeufack
Nhà kinh tế trưởng
Khu vực Châu Phi
Ngân hàng Thế giới
François EKOKO Regional Coordinator for Africa 1
Ông François Ekoko
Điều phối viên khu vực Châu Phi
Văn phòng Hợp tác Nam-Nam
thuộc Liên hợp quốc
Aminou Akadiri 1
Ông Aminou Akadiri
GĐ điều hành liên đoàn các văn phòng thương mại và công nghiệp Tây Phi
GĐ Khu vực tư nhân-ủy ban CEDEAO 
Youssouf KONE
Ông Youssouf Kone
Điều phối viên khu vực Trung Phi,
Ngân hàng phát triển châu Phi 

 
Perruchot Philippe CCIFV jpg
Ông Philippe Perruchot
Phó chủ tịch
Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFV)
Sophie Mermaz 1
Bà Sophie Mermaz
Giám đốc Văn phòng Hà Nội
Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam (CCIFV) 

 
Diana Korner jpg
Bà Diana Körner 
Chuyên gia tư vấn về du lịch bền vững, chuyên gia đào tạo quốc tế được
Hội đồng Du lịch bền vững
Quốc tế chứng nhận 
Sarah Ferguson
Bà Sarah Baker Ferguson 
Giám đốc Tổ chức Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã TRAFFIC tại Việt Nam​ 

 

 

Đại diện các cơ quan chính quyền Việt Nam

Dinh Toan Thang
Ông Đinh Toàn Thắng
Vụ trưởng Vụ châu Âu, Bộ Ngoại giao - Đại diện Quốc gia Việt Nam bên cạnh Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ
Nguyen Trung Kien
Ông Nguyễn Trung Kiên
Vụ trưởng
Vụ Trung Đông – châu Phi
Bộ Ngoại giao
Luong Minh Huan
Ông Lương Minh Huân
Viện trưởng
Viện Phát triển Doanh nghiệp
Phòng Thương mại và Công nghiệp 
Pham Hong Quat 3 jpg
Ông Phạm Hồng Quất
Cục trưởng
Cục Phát triển Thị trường và
Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ
Dam Quang Thang

Ông Đàm Quang Thắng
Cố vấn cao cấp
Chương trình Khởi nghiệp
Quốc Gia

PierreBonnet1

Ông Lê Phước Minh
Viện trưởng
Viện Nghiên cứu châu Phi
Trung Đông

Bui Hai Thiem

Ông Bùi Hải Thiêm
Viện Nghiên cứu Lập pháp
Ủy ban Thường vụ Quốc hội

 

 

Đại diện các doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Mohammed
Ông Mohamed H'Midouche
Giám đốc điều hành,
Tập đoàn INTER AFRICA CAPITAL  (Maroc)
celine charpiot

Bà Céline Charpiot
Giám đốc Linagora tại Việt Nam
Sáng lập OpenHackademy

 

8PierreBonnet
Ông Pierre Bonnet
Người sáng lập Orchestra
Networks Vietnam

 
Nguyen Tiep Astra

Ông Nguyễn Tiệp
CEO - Người sáng lập
ASTRA Network 

Le Blond

Aïssatou Le Blond​
Giám đốc điều hành
Công ty M&A Capital

 

Đại diện các trường đại học

NTL
Ông Ngô Tự Lập
Viện trưởng
Viện Quốc tế Pháp ngữ
ĐHQGHN

 
Ahmadou Aly MBAYE 1
Ông Ahmadou Aly Mbaye
Hiệu trưởng
Đại học Cheikh Anta Diop -
 Dakar (Sénégal) 

 
SiriRolandXavier
Ông Siri Roland Xavier
Phó trưởng khoa
Khoa Doanh nghiệp và Doanh nhân
Đại học Tun Abdul Razak

 
NgoMinhThuy
Bà Ngô Minh Thủy
Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Phát triển
Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục
UlrikeGuelich
Bà Ulrike Guelich
Khoa Kinh doanh và Quản lý
Đại học Bangkok

 
Shine Toshihiko
Ông Shine Toshihiko
Viện Nghiên cứu Văn hóa và
Ngôn ngữ Châu Á-Châu Phi
Đại học Ngoại ngữ Tokyo
VincentRibierre
Ông Vincent Ribière
Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Viện Tri thức và Đổi mới
Đông Nam Á (IKI-SEA)

 
Emile BOYOGUENO

Ông Emile Boyogueno
Giám đốc điều hành - Viện Nghiên cứu và Phân tích kinh tế - xã hội châu Phi (IRES-Africa)

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

FORUM FRANCONOMICS 2020
13h00 – 17h00 | Ngày 22/10/2020
Địa điểm: Tòa nhà Sunwah và nhà G6 – ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Hà Nội.

13h00-13h30

Đón tiếp đại biểu – khách mời

Diễn văn khai mạc                     13h30 – 14h00

13h30–13h35

Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu

13h35-13h40

Thông điệp của bà Louise Mushikiwabo, Tổng thư ký OIF

13h40-13h45

Ông Đinh Toàn Thắng, Vụ trưởng Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại Giao, Đại diện quốc gia Việt Nam bên cạnh OIF

13h45-13h50

Ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

13h50-13h55

Ông Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc ĐHQGHN

13h55-14h00

Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI, Trưởng ban tổ chức

Phiên toàn thể                             14h00 – 15h00

14h00-14h10

Bà Aurélie Adam Soulé Zoumarou, Bộ trưởng Kỹ thuật số và Số hóa Cộng hòa Bénin, Chủ tịch mạng lưới các bộ trưởng Pháp ngữ về kinh tế kỹ thuật số

14h10-14h20

Ông Jean-Marc Lavest, Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức hợp tác đại học Pháp ngữ (AUF)

14h20-14h30

Ông Albert G. Zeufack - Kinh tế trưởng Khu vực Châu Phi - Ngân hàng Thế giới

14h30-14h40

Ông François Ekoko - Điều phối viên khu vực Châu Phi - Văn phòng Hợp tác Nam-Nam thuộc Liên hợp quốc

14h40-15h00

Nghỉ giải lao

Không gian kết nối                     15h00-16h50

Không gian 1: Hợp tác giữa các nước phương Nam và các nước phát triển trong thời đại 4.0

Không gian 2:

Khởi nghiệp thông minh trong thời đại 4.0

Không gian 3:

Các vấn đề của khởi nghiệp thông minh

 

Không gian 4:

Khởi nghiệp thông minh trong các linh vực chủ chốt

Không gian 5:

Hợp tác Francophonie và các nền/ khối kinh tế lớn tại châu Á

16h50 – 17h00    Bế mạc


LIÊN HOAN HÁT QUỐC CA SINH VIÊN QUỐC TẾ LẦN THỨ II-2020
18h00 – 20h00 | Ngày 22/10/2020
Địa điểm: Hội trường Nguyễn Văn Đạo– ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Hà Nội.

18h00-18h30

Đón tiếp đại biểu

18h30-18h35

Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu

18h35-18h40

Phát biểu của ông Chékou Oussouman, Trưởng Đại diện OIF khu vực châu Á-Thái Bình Dương

18h40-18h45

Phát biểu của ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ

18h40-19h00

Công bố ban giám khảo và tiêu chí chấm điểm

19h00-19h10

Phần trình diễn của các đội thi

19h10-19h30

Tiết mục giao lưu của khách mời

19h30-19h35

Phần trình diễn của các đội thi

19h35-19h40

Tiết mục giao lưu của ban nhạc học viên Viện Quốc tế Pháp ngữ

19h40-19h50

Tiết mục giao lưu của ban nhạc sinh viên Khoa Quốc tế

19h50-20h00

Công bố kết quả và trao giải

20h00-20h10

Bế mạc

 

LỄ RA MẮT VIỆN BẢO TÀNG SỐ TỈNH HƯNG YÊN
VÀ GIỚI THIỆU CÁC DỰ ÁN SỐ HÓA DI SẢN VĂN HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH

 

7h30 – 12h00 | Ngày 23/10/2020
Địa điểm: Hưng Yên

07h30-09h00

Di chuyển từ Hà Nội đến Hưng Yên

09h00-09h30

Văn nghệ chào mừng

09h30-09h40

Phát biểu của Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên

09h40-09h50

Phát biểu của Đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên

09h50-10h00

Phát biểu của ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ

10h00-10h05

Phát biểu của đại diện Bảo tàng tỉnh Hưng Yên

10h05-10h10

Phát biểu của đại diện lãnh đạo huyện Phù Cừ

10h10-10h15

Trình chiếu Bảo tàng số tỉnh Hưng Yên và Tham quan ảo Di tích lịch sử Cây đa và đền La Tiến - Giới thiệu các dự án số hóa di sản văn hóa phục vụ du lịch

10h15-10h20

Bế mạc

10h20-11h30

Ăn trưa tại Hưng Yên

11h30-13h00

Quay về Hà Nội

 

HỘI THẢO QUỐC TẾ DU LỊCH THÔNG MINH: HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN HÀI HÒA
GIỮA KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG VÀ VĂN HÓA

13h30 – 17h30 | Ngày 23/10/2020
Địa điểm: Khách sạn Pan Pacific, số 1 Thanh Niên, Hà Nội.

13h30-14h00

Đón tiếp đại biểu

14h00-14h05

Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu

14h05-14h10

Phát biểu của ông Chékou Oussouman, Trưởng Đại diện OIF khu vực châu Á-Thái Bình Dương

14h10-14h15

Phát biểu của ông Nguyễn Trung Kiên, Vụ trưởng Vụ Trung Đông – châu Phi, Bộ Ngoại giao

14h15-14h20

Phát biểu của ông Paul Jansen, Đại sứ Bỉ tại Việt Nam - Chủ tịch Nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và Cơ quan Pháp ngữ tại Hà Nội

14h20-14h25

Phát biểu của Tiến sĩ Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục Trưởng, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

14h25-14h40

Ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Du lịch, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: “Tổng quan du lịch thông minh của Việt Nam, cơ hội và thách thức”.

14h40-14h55

Du lịch thông minh trong không gian Pháp ngữ, ông Yann Rival, Giáo sư Trường Đại học Polynesie thuộc Pháp

14h55-15h50

Phiên thảo luận 1 (dưới hình thức trao đổi, hỏi, đáp giữa moderator và 4-5 diễn giả): Du lịch thông minh: từ xu thế đến thực tế, cơ hội và thách thức

Nội dung:

  • Sự chuyển dịch từ du lịch sang du lịch thông minh tại Việt Nam
  • Nhu cầu và triển vọng phát triển của du lịch thông minh tại Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
  • Làm thế nào đảm bảo sự phát triển bền vững và hài hòa giữa kinh tế, văn hóa và môi trường
  • Vai trò và ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch thông minh
  • Những khó khăn, thách thức trong phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam…

Các diễn giả

Chủ tọa: Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • Ông Lê Minh Tân, Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh
  • Ông Nguyễn Ngọc Hoài Nguyên, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Bến Thành Tourist
  • Ông Nguyễn Tiệp, CEO sáng lập Mạng xã hội du lịch Astra Network
  • Ông Lý Đình Quân, Tổng giám đốc Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn
  • Bà Sarah Baker Ferguson, Trưởng đại diện Tổ chức Traffic tại Việt Nam.

15h50-16h05

 Nghỉ giải lao

16h05-17h00

Phiên thảo luận 2 (dưới hình thức trao đổi, hỏi, đáp giữa moderator và 4-5 diễn giả): Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho phát triển du lịch thông minh của Việt Nam

Nội dung:

  • Giới thiệu kinh nghiệm phát triển du lịch thông minh của một số quốc gia Pháp ngữ có công nghiệp du lịch phát triển (Pháp, Maroc, Bỉ…)
  • Du lịch thông minh hội nhập và hướng ra thị trường quốc tế
  • ​Phát huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, trường đào tạo… trong thúc đẩy phát triển du lịch thông minh bền vững và hài hòa tại Việt Nam

Các diễn giả

Chủ tọa: Ông Nguyễn Trung Kiên, Vụ trưởng Vụ Trung Đông – châu Phi, Bộ Ngoại giao

  • Ông Nicolas Warnery, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam
  • Ông Tarik Ghozlani, Phó Đại sứ Vương quốc Ma-rốc tại Việt Nam
  • Ông Michael Croft, Trưởng Đại diện Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) tại Việt Nam
  • Bà Diana Korner, chuyên gia tư vấn về du lịch bền vững, chuyên gia đào tạo quốc tế được Hội đồng Du lịch bền vững Quốc tế chứng nhận
  • Ông Phạm Hồng Long, Trưởng Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Du lịch, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

17h00-17h15

Phần hỏi-đáp

17h15-17h30

Bế mạc

 

ĐƠN VỊ TỔ CHỨC CHÍNH

Logo BNGVNUIFI VNOIF final

 

ĐƠN VỊ ĐỒNG TỔ CHỨC

AUF FinalEDFIAMES 1CCIFV 2

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

KhoinghiepTIBCO 1

 

ĐỐI TÁC TRUYỀN THÔNG

LIÊN HỆ

Bà Vũ Thị Mỹ Lệ
Trung tâm Tư vấn Xúc tiến và Chuyển giao Khoa học Công nghệ
Viện Quốc tế Pháp ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà C3 Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: +84 (0) 243 745 0173 – máy lẻ: 308; Di động: +84 (0) 948178833
Email: myle310@vnu.edu.vn


 
 Từ khóa: Franconomics 2020
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Mã chống spam   

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

global fanpage
VNU
global fanpage