Hội thảo quốc tế “Chuyển đổi số và vấn đề an ninh con người”

Thứ tư - 18/10/2023 17:55

Ngày 18/10, Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), ĐHQGHN phối hợp cùng Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), Viện Quốc tế Pháp ngữ (2IF), Đại học Jean Moulin Lyon 3 tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Chuyển đổi số và vấn đề an ninh con người”.

Hội thảo có sự đồng hành của Đại học Toulon, Hội Hữu nghị Pháp-Việt (AAFV), Viện Pháp tại Việt Nam (IFV), Tập đoàn giáo dục toàn cầu Galileo (GGEF), Viện Chiến lược chuyển đổi số (DTSI), Tập đoàn Linagora Việt Nam và Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES) - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Vietnam DX, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và Ngân Hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB).

 

Hội thảo còn có sự tham dự của đại diện các Đại sứ quán, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, trường Đại học, doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, các tổ chức đào tạo, các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài Cộng đồng Pháp ngữ. 

 

Mở đầu Hội thảo là Phiên toàn thể với chủ đề “Con người và đảm bảo an ninh con người - yếu tố trung tâm của chuyển đổi số” cùng sự tham gia diễn thuyết của diễn giả Ngô Tự Lập, Nguyên Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo tại IFI với tham luận “Chuyển đổi số và vấn đề an ninh con người”. 

 

Bàn về an ninh con người trong thời đại số ở một góc nhìn mới, ông Ngô Tự Lập cho rằng chuyển đổi số đang là vấn đề nóng không chỉ trong giới hàn lâm, trên báo chí mà còn cả trong chính sách của các quốc gia. Tuy nhiên, con người hiện đang quá chú ý đến những lợi ích của chuyến đổi số như sự tiết kiệm chi phí và thời gian, sự chia sẻ không giới hạn, tính thân thiện với môi trường nhờ giảm bớt nhu cầu các vật liệu truyền thống, v.v. mà thiếu đi sự quan tâm đến những tác động tiêu cực của sự thay đổi này. Ông Ngô Tự Lập cũng nhận định chuyển đổi số không còn là xu hướng mà đang dần trở thành một lối sống, một nền văn minh mới với nhiều vấn đề, trong đó có an ninh con người. Theo đó, những thách thức về an ninh con người trong kỷ nguyên số gồm 5 vấn đề lớn: (1) sự phụ thuộc của con người vào hạ tầng công nghệ dễ tổn thương; (2) sự xuất hiện của những “đế quốc số”; (3) sự xuất hiện của những “tù nhân số”; (4)sự phi xã hội hóa (De-socialization) con người; (5) sự thống trị của trí tuệ Hậu nhân tạo. Đặc biệt, ông Ngô Tự Lập nhấn mạnh khái niệm “trí tuệ hậu nhân tạo (Post-Artificial Intelligence)”, cũng là công nghệ đang và sẽ ảnh hưởng tới đời sống của con người. Trí tuệ Hậu nhân tạo không chỉ có khả năng giải quyết vấn đề, mà còn có khả năng tự học, tự phức tạp hóa và đặc biệt là tự đặt ra những vấn đề ngày càng phức tạp. Dù sớm hay muộn, phát minh này cũng sẽ vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của con người và trở thành vấn đề lớn nhất của chuyển đổi số. Do đó, cần có sự quan tâm, hợp lực của các cá nhân và tập thể để đảm bảo an ninh con người trong tương lai.

 

 Ông Ngô Tự Lập, Nguyên Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo tại IFI 

 

Kết thúc Phiên toàn thể với những thông tin mang tính tổng quan về an ninh con người, phiên tham luận chuyên sâu “Vấn đề an ninh con người - góc nhìn từ các lĩnh vực” tiếp tục diễn ra sôi nổi với phần trình bày của các diễn giả đến từ Viện Bách khoa Paris; Đại học Yaoundé II; Đại học Jean Moulin Lyon 3; Trung tâm Nghiên cứu Đa ngành về Trí tuệ Nhân tạo (CREPIA); Viện Nghiên cứu Phát triển Bền vững Quốc gia Pháp (IRD) tại Hà Nội; Trung tâm Pháp ngữ-Sénégal; Viện Chiến lược và Khoa học Công an, Bộ Công An; Tập đoàn giáo dục toàn cầu Galileo; Bệnh viện E.

Bác sĩ Nguyễn Trần Thủy, Phó Trưởng khoa phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Giám đốc trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến Bệnh viện E với tham luận “Mô hình bệnh viện thông minh ứng dụng công nghệ số”

 

Ông Philippe Awono Eyebe, Giáo viên-nhà nghiên cứu Khoa học Chính trị và Quan hệ Quốc tế, Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Yaoundé II và Đại học Jean Moulin Lyon 3, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đa ngành về Trí tuệ Nhân tạo (CREPIA) với tham luận “Trí tuệ nhân tạo và an ninh con người”

 

Bà Caroline Rizza, Viện Bách khoa Paris, Nhà nghiên cứu thỉnh giảng, Viện Nghiên cứu Phát triển Bền vững Quốc gia Pháp (IRD) tại Hà Nội; Chủ tịch Hiệp hội ISCRAM (2019-2023) về Hệ thống thông tin quản lý và ứng phó khủng hoảng với tham luận “Trách nhiệm của công dân và biến đổi khí hậu: thách thức công nghệ số nào cho nhân loại?”

 

Ông Olivier Feix, Cố vấn chuyên môn, Điều phối viên đào tạo và Giảng viên an ninh mạng, Tập đoàn giáo dục toàn cầu Galileo với tham luận “Tác động của trí tuệ nhân tạo tổng hợp trong quy trình và tổ chức công việc”

 

Ông Bùi Thanh Tuấn, Viện Chiến lược và Khoa học Công an, Bộ Công An với tham luận “An ninh con người và hợp tác quốc tế về bảo đảm an ninh con người ở Việt Nam”

 

 

Bà Gaёlle Isabelle Itông, Điều phối dự án, Tổ chức Eduk-Médias France (Pháp)

Tiếp nối phiên tham luận,  phiên thảo luận do bà Đặng Hồng Khanh, Phó Giám đốc phụ trách Nghiên cứu, Viện Quốc tế Pháp ngữ (2IF), Đại học Jean Moulin Lyon 3, Pháp và ông Đào Tùng, Trưởng phòng Đào tạo & Công tác Chính trị học sinh sinh viên tại IFI làm chủ tọa. Các câu hỏi đã được đặt ra nhằm thảo luận, đối thoại về khái niệm an ninh con người trong thời đại chuyển đổi số, cơ hội và thách thức trong việc đảm bảo an ninh con người thời 4.0 tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, các chính sách, xây dựng môi trường thể chế và pháp lý phù hợp để củng cố an ninh con người trong bối cảnh hiện nay.

 

 

Phiên thảo luận tại Hội thảo

 

Hội thảo diễn ra trong không khí làm việc sôi nổi, nghiêm túc giữa các diễn giả và khách mời, và đã kết thúc thành công tại Đại học Quốc gia Hà Nội vào chiều thứ Tư, ngày 18/10/2023.

 

Toàn cảnh Hội thảo

 

Phần hỏi đáp sôi nổi giữa các diễn giả và khán giả tại Hội thảo


 
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

Mã chống spam   

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

global fanpage
VNU
global fanpage